- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Người mắc rung nhĩ cần cẩn thận với nguy cơ đột quỵ.
Hiểu về rung nhĩ để không suy tim, đột quỵ
Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh rung nhĩ
6 biện pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh rung nhĩ
Những lưu ý khi chọn rau quả cho người bị rung nhĩ
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tiến hành phân tích dữ liệu từ một nghiên cứu lớn trên hơn 18.000 bệnh nhân rung nhĩ để tìm hiểu tác động của chứng tăng huyết áp tới sức khỏe người bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đột quỵ thường xảy ra ở những bệnh nhân rung nhĩ mắc bệnh tăng huyết áp.
Tác giả nghiên cứu chính, BS.ThS. Meena Rao - Viện nghiên cứu lâm sàng Duke (Mỹ) cho biết: "Chúng tôi nhận thấy những bệnh nhân rung nhĩ có huyết áp cao tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình nghiên cứu đều có gia tăng nguy cơ đột quỵ lên tới 50%. Điều này cho thấy việc kiểm soát huyết áp thường xuyên và sử dụng thuốc chống đông máu là cần thiết để làm giảm nguy cơ đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ”.
Người bệnh rung nhĩ cần chú ý kiểm soát huyết áp
Tại sao tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Đột quỵ xảy ra khi một mạch máu trong não bị tắc nghẽn hoặc vỡ ra. Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ gây ra nhiều biến cố tim mạch, trong đó có đột quỵ. Cứ 4 bệnh nhân bị đột quỵ lần đầu lại có 3 người bị tăng huyết áp.
Tăng huyết áp làm gia tăng áp lực lên thành động mạch, về lâu dài có thể làm mạch máu bị yếu đi, dễ vỡ. Các mạch máu bị tổn thương có nhiều khả năng tích tụ các mảng xơ vữa, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Tăng huyết áp làm ảnh hưởng đến sức khỏe tim và mạch máu
Bệnh nhân rung nhĩ thường có nhịp tim không ổn định, gây ra những thay đổi trong dòng máu. Nhịp tim nhanh có thể tăng cao nguy cơ dòng máu mang cục máu đông lên não.
Tuy nhiên, tình trạng tăng huyết áp có thể được quản lý nhờ một vài thay đổi trong lối sống dưới đây:
- Không hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng gấp 2 lần nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch. Bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc trong môi trường xung quanh có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ này.
- Hạn chế uống rượu: Nam giới không nên uống quá 90 ml đồ uống có cồn và nữ giới không nên uống quá 60 ml/ngày. Uống nhiều hơn có thể làm tăng cao nguy cơ đột quỵ.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng huyết áp và cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch và đột quỵ. Một số cách làm giảm căng thẳng là cười nhiều hơn, thiền, tập thể dục, dành thời gian nghỉ ngơi,…
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp làm giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol và giảm căng thẳng, từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ.
- Tránh ăn vặt: Tránh tiêu thụ các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thay vào đó có chế độ ăn lành mạnh để tăng cường sức khỏe tim mạch.
Vi Bùi H+ (Theo Belmarrahealth)
TPCN Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp đập trái tim, làm giảm hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ đột quỵ, suy tim do nhịp tim nhanh.
Bình luận của bạn